Thin Content là gì?

Thin Content là gì? Bạn có thực sự hiểu về nội dung mỏng?

Thin Content hay Nội dung mỏng là một trong những dạng nội dung thường xuyên xuất hiện trên trang web mà bất kỳ SEOer nào cũng đã từng gặp qua. Đằng sau thuật ngữ Thin Content này là những vấn đề rắc rối và hậu quả quan trọng đối với cả trải nghiệm người dùng và website của doanh nghiệp. Cùng Digizone tìm hiểu chi tiết về Thin Content và đặc điểm, hậu quả của chúng tối với Website qua những chia sẻ dưới đây.

Thin Content là gì?

Khái niệm

Thin Content, hay nội dung mỏng, là một khái niệm trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) mà ngày càng trở nên quan trọng. Đơn giản, đây là loại nội dung web chất lượng kém hoặc không mang lại giá trị thực sự cho người đọc. Google và các công cụ tìm kiếm khác đánh giá cao nội dung có chất lượng và có ý nghĩa, vì vậy Thin Content thường bị xem là có ảnh hưởng tiêu cực đối với xếp hạng trang web trên kết quả tìm kiếm.

Thin Content là gì?
Thin Content là gì?

Các loại Thin Content phổ biến

Các loại nội dung mỏng sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về Thin Content, cụ thể:

Content tự động

Các nội dung này được tạo ra tự động bằng cách sử dụng các công cụ tự động hoặc thuật toán. Thường được tạo ra để “lấp đầy” trang web mà không cung cấp thông tin cụ thể hoặc giá trị đặc biệt. Đối với các nội dung này, Google sẽ đưa ra hình phạt nếu chúng không mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng.

Ví dụ điển hình của loại Content này là copy hoàn toàn từ nội dung của một website khác hoặc nội dung được dịch ra từ trang web nước ngoài.

Content góp nhặt

Nội dung được tạo ra bằng cách sưu tầm, xào nấu và sao chép từ nhiều nguồn khác nhau mà không có sự xử lý hoặc sáng tạo. Những nội dung này thường chỉ được sao chép mà không mang dấu ấn riêng biệt, không cung cấp nhiều nội dung giá trị cho người đọc. Điều này làm giảm giá trị thực sự của nội dung.

Content thiếu độ sâu

Đây là những nội dung chỉ đề cập đến một khía cạnh của vấn đề, mà không đi sâu vào phân tích, giải thích. Những nội dung này thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc và không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của họ.

Spam link

Đây là những nội dung chứa nhiều liên kết không liên quan đến nội dung bài viết. Những nội dung này thường được sử dụng để tăng thứ hạng website trên các trang kết quả tìm kiếm, nhưng lại không mang lại giá trị cho người dùng. Khi sử dụng nhiều dạng nội dung này, website của bạn có thể bị giảm thứ tự.

Content trùng lặp

Đây là những nội dung giống hệt hoặc tương tự nhau trên nhiều website. Những nội dung này thường được tạo ra bởi các công cụ tự động hoặc được copy từ các website khác, không được chỉnh sửa mà đăng trực tiếp lên Google. Content trùng lặp có thể do cố ý hoặc vô ý. Nếu vô tình tạo content giống nhau, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra nội dung trước khi public bài viết trên website của mình.

>>> Xem thêm:  Data Modeling là gì? Bạn đã thực sự hiểu rõ về Date Modeling chưa?

Ảnh hưởng của nội dung mỏng đối với Website

Nội dung mỏng không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người đọc mà còn có những tác động tiêu cực đối với hiệu suất và xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Cụ thể:

Không nhận được Backlink

Một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện sự hiện diện của một trang web là có được các liên kết đến từ các trang web khác (backlink). Tuy nhiên, nếu nội dung trên trang web là mỏng, không chất lượng, và không cung cấp giá trị, các trang web khác có thể từ chối chia sẻ liên kết đến trang đó. Điều này ảnh hưởng đến chiến lược xây dựng liên kết và có thể làm giảm khả năng xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Muốn website khác đặt backlink về web của mình, bạn nên sản xuất các nội dung chất lượng hơn. Không ai muốn đặt backink trên trang web chứa nội dung kém chất lượng, dù nó có sở hữu tiêu đề hấp dẫn đi chăng nữa.

Ảnh hưởng của nội dung mỏng đối với Website
Ảnh hưởng của nội dung mỏng đối với Website

Tỷ lệ thoát cao

Nếu người đọc không tìm thấy thông tin hữu ích hoặc giải đáp câu hỏi mà họ đang tìm kiếm, họ có thể rời khỏi trang web ngay lập tức. Tỷ lệ thoát cao, tức là tỷ lệ người rời đi sau khi xem chỉ một trang, là một dấu hiệu mà các công cụ tìm kiếm có thể xem xét để đánh giá chất lượng của trang web.

Nội dung mỏng thường dẫn đến sự không hài lòng của người đọc, làm tăng tỷ lệ thoát và giảm độ hấp dẫn của trang web.

Từ khóa bị “ăn thịt”

Các công cụ tìm kiếm ngày càng tập trung vào việc đánh giá tính liên quan của nội dung đối với từ khóa. Nếu trang web của bạn sở hữu Thin Content, không chứa đủ thông tin hoặc không đáp ứng được nhu cầu của người đọc, có khả năng từ khóa của bạn sẽ bị “ăn thịt”, xóa khỏi SERP (xóa index).

Cách xác định Thin Content trong bài viết

Dưới đây là một số cách để xác định Thin Content trong bài viết:

Tìm trang không có traffic

Google đánh giá cao những trang web có lượng truy cập cao, vì điều này cho thấy rằng nội dung của trang web đó đang được người dùng quan tâm. Nếu một bài viết trên trang web của bạn không có traffic, thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bài viết đó là Thin Content.

Để kiểm tra traffic của một bài viết, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích website như Google Analytics. Cụ thể:

  • Bước 1: Google Search Console -> Performance.
  • Bước 2: Chọn mục Page, tại ô Date chỉnh tối thiểu 3 tháng.
  • Bước 3: Chọn hàng trên mỗi trang là 500.
  • Bước 4: Tìm các trang có 0 lượt click (hoặc không tăng), đó sẽ là Thin Content.

Tìm bài viết dưới 300 từ

Nhìn chung, một bài viết chất lượng nên có độ dài tối thiểu là 300 từ. Nếu một bài viết có độ dài ngắn hơn 300 từ, thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bài viết đó là Thin Content.

Để kiểm tra độ dài của một bài viết, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra từ như Word Count. Thông thường các bài giới thiệu về danh mục sản phẩm hay tác giả sẽ không quá dài. Những trang này cần được bổ sung thêm nội dung để tránh bị quét và xóa đi bạn nhé.

Cách xác định Thin Content trong bài viết
Cách xác định Thin Content trong bài viết

Tìm nội dung trùng lặp

Nội dung trùng lặp là những nội dung giống hệt hoặc tương tự nhau trên nhiều website. Nội dung trùng lặp thường được tạo ra bởi các công cụ tự động hoặc được copy từ các website khác. Nội dung trùng lặp có thể bị Google coi là Thin Content và khi quét ra có thể bị phạt.

Để kiểm tra nội dung trùng lặp, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra nội dung trùng lặp như Copyscape.

Kiểm tra từ khóa chính

Từ khóa chính là những từ hoặc cụm từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin. Một bài viết chất lượng nên tập trung vào các từ khóa chính liên quan đến chủ đề của bài viết. Nếu một bài viết không đề cập hoặc chỉ đề cập sơ lược đến các từ khóa chính liên quan, thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bài viết đó là Thin Content.

Để kiểm tra từ khóa chính trong một bài viết, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra từ khóa như Google Keyword Planner.

Meta Description trùng lặp

Meta Description là đoạn mô tả ngắn gọn về nội dung của bài viết. Meta Description trùng lặp có thể bị Google coi là Thin Content và có thể bị phạt.

Để kiểm tra Meta Description trùng lặp, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra Meta Description như SEO Quake.

Đọc nội dung

Cách tốt nhất để xác định Thin Content là đọc nội dung. Nội dung chất lượng nên được trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng Nội dung được viết nên cung cấp đầy đủ thông tin mà người dùng đang tìm kiếm.

Nếu bạn cảm thấy rằng nội dung của một bài viết là mỏng, kém chất lượng hoặc không mang lại nhiều giá trị cho người đọc, thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bài viết đó là Thin Content. Đừng quên nghiên cứu Search Intent của người dùng hoặc đối chiếu với các bài viết top đầu trên Google để biết điểm thiếu sót trong nội dung của mình nhé.

Cách khắc phục lỗi nội dung mỏng

Chú ý khi đặt link và quảng cáo

Hiển thị quảng cáo mà không lựa chọn kỹ lưỡng hay thực hiện quá nhiều Call To Action (CTA) để kích thích người xem nhấp vào liên kết có thể tạo ra ấn tượng không chuyên nghiệp, gây mất lòng tin từ phía khán giả. Hành động này tạo ra cảm giác rằng bạn chỉ quan tâm đến mục đích cá nhân, điều mà không ai mong muốn.

Google đã từng thông báo rằng việc đặt liên kết không liên quan trong nội dung được xem xét như là Thin Content. Hành động này không chỉ làm mất đi tính chất “duyên dáng” của nội dung mà còn có thể có ảnh hưởng tiêu cực đối với xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều quảng cáo trên trang web cũng có thể gây ra vấn đề về tốc độ tải trang. Từ đó dẫn đến trải nghiệm người dùng không mượt mà, thậm chí làm giảm chất lượng tương tác của họ.

Không nên lừa dối người dùng

Tạo lòng tin cho người xem không chỉ là một chiến lược thông minh để xây dựng uy tín với đối tác và khách hàng, mà còn là cách hiệu quả để đảm bảo sự tôn trọng từ phía các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.

Một số ví dụ về hành vi cần tránh để không làm mất lòng tin của người dùng và không bị xem xét tiêu cực từ các công cụ tìm kiếm:

  • Đặt liên kết ẩn (chỉnh màu link trùng với màu nền).
  • Điều hướng sai nộI dung anchor text

Tự viết nội dung chất lượng

Để sản xuất nội dung mạnh mẽ và thu hút, không nhất thiết phải sáng tạo điều gì đó hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện. Đôi khi, chỉ cần làm những thứ đã có một cách tốt hơn vẫn có thể mang lại hiệu quả lớn.

Một số bước bạn có thể thực hiện để sản xuất nội dung đầy đủ và chất lượng:

  • Lập kế hoạch từ top 10 đối thủ trên Google.
  • Trình bày đẹp mắt và súc tích.
  • Học cách viết bài chuẩn SEO.
  • Tìm nguồn thông tin từ website nước ngoài.
Cách khắc phục lỗi nội dung mỏng
Cách khắc phục lỗi nội dung mỏng

Đừng đạo văn

Bạn có thể tham khảo thông tin từ 10 đến 100 nguồn khác nhau ở bất kỳ nguồn nào phù hợp với chủ đề của bạn để làm nội dung. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải biết cách chỉnh sửa và sử dụng câu từ một cách khéo léo, tích hợp thông tin từ những nguồn đó vào bài viết một cách tự nhiên và phản ánh cái nhìn riêng của bạn.

Quy trình xào nấu này không chỉ giúp bài viết của bạn trở nên độc đáo hơn mà còn đảm bảo rằng bạn đang mang lại giá trị bổ sung cho độc giả của mình. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật paraphrasing để tái tạo ý từ nguồn gốc, cung cấp các ví dụ và giải thích một cách chi tiết, hoặc thậm chí là thêm ý kiến cá nhân để tăng tính tương tác và sự tương tác của độc giả.

Độ dài nội dung

Không có con số cụ thể nào về độ dài nội dung để bài viết đạt vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, để nắm bắt một chủ đề một cách toàn diện, bạn nên sản xuất nội dung với khoảng 2000 từ.

Độ dài này có thể giúp bạn trình bày thông tin chi tiết và mở rộng giải thích về chủ đề, mang lại sự toàn diện cho độc giả. Bài viết có chiều sâu cũng có thể thu hút sự chú ý của công cụ tìm kiếm và tạo cơ hội sử dụng nhiều từ khóa liên quan.

Xóa Thin Content

Hãy quyết đoán loại bỏ các bài viết với các đặc điểm sau trước khi Google ra tay xóa bỏ chúng:

  • Nội dung không hợp với từ khóa chính.
  • Thông tin hoặc kiến thức đã lạc lõng và lỗi thời.
  • Thiếu từ khóa chính trong chiến lược SEO.
  • Các danh mục thiếu hoặc chứa quá ít nội dung.
  • Nội dung thiếu chi tiết, không đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm.

Hợp nhất nội dung trùng lặp

Đôi khi, bạn có thể đã xuất bản 2 hoặc 3 bài viết đồng thời giải quyết một chủ đề hoặc từ khóa cụ thể. Lúc này, điều bạn cần làm là xóa bớt các bài viết cũ hoặc gộp chúng lại thành một bài hoàn chỉnh với đầy đủ thông tin hơn.

>>> Xem thêm: Enterprise SEO là gì? Enterprise SEO khác gì với SEO truyền thống

Kết luận

Theo dõi Digizone để cập nhật tin tức hữu ích bạn nha!

Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam