Đặc điểm của chỉ số ROI

ROI là gì? Cách tính ROI trong Marketing

ROI là gì? Cách tính ROI trong Marketing như thế nào? Cùng Digizone tìm hiểu bạn nhé!

ROI là gì?

Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong marketing, đặc biệt trong SEO và Content Marketing.

ROI (Return On Investment) – Tỷ số lợi nhuận: Là một phép tính minh họa những gì bạn đạt được từ những gì bạn đầu tư.

ROI là gì?
ROI là gì?

Đặc điểm của chỉ số ROI

Ưu điểm của ROI

  • ROI là công thức đơn giản có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực.
  • Dễ dàng so sánh dữ liệu giữa các dự án.
  • Hiệu quả trong việc đánh giá các dự án đầu tư ngắn hạn.
  • Chỉ số ROI cho bạn thấy tầm quan trọng của các hình thức marketing như Google Ads, SEO, Facebook Ads,…
  • ROI cho bạn thấy bức tranh toàn cảnh thông qua tỷ suất hòa vốn để từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.
Đặc điểm của chỉ số ROI
Đặc điểm của chỉ số ROI

Nhược điểm của ROI

  • ROI chỉ phát huy tốt khi đánh giá các dự án ngắn hạn, không phù hợp đánh giá dự án dài hạn.
  • ROI chỉ mang tính chất tương đối.
  • Không chỉ ra được vì sao chỉ số ROI cao/ thấp.
  • Cần nhiều công cụ hỗ trợ để đo lường chính xác.
  • ROI không phải chỉ số duy nhất quyết định có nên đầu tư hay không.

Lợi ích của việc đo lường xác định chỉ số ROI

Hiểu được lợi nhuận và tác động của khoản đầu tư đối với doanh nghiệp của bạn là điều quan trọng và cực kỳ hữu ích khi đưa ra quyết định cho công ty của bạn.

Lợi ích lớn nhất của ROI là nó là một số liệu tương đối không phức tạp; nó rất dễ tính toán và trực quan dễ hiểu. Tính đơn giản của ROI có nghĩa là nó thường được sử dụng như một thước đo tiêu chuẩn, phổ quát về khả năng sinh lời. Là một phép đo, nó không có khả năng bị hiểu nhầm hoặc hiểu sai vì nó có cùng nội hàm trong mọi ngữ cảnh.

Dưới đây là hai lợi ích khác mà việc tính toán lợi tức đầu tư của bạn mang lại.

  • ROI cho phép doanh nghiệp theo dõi và phân tích các dự án ngắn hạn và dài hạn. Bạn có thể đặt các mục tiêu đơn giản cho cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Và ROI có thể đo lường nếu bạn đạt được các điểm chuẩn đó, một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • ROI giúp bạn đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp mình. Việc biết ROI giúp công ty của bạn đi đúng hướng. Bằng cách chứng minh liệu doanh nghiệp của bạn đang thu lợi nhuận cao hay thấp hơn mức trung bình. Đó là một lời nhắc nhở cho các công ty để duy trì tiêu chuẩn cho tài chính của họ.

Cách tính ROI trong Marketing

Công thức tính ROI là: ROI = Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư hoặc ROI = Lợi nhuận đầu tư / Cơ sở đầu tư. Nếu bạn kiếm được 100.000 đô từ 10.000 đô, thì tỷ suất hoàn vốn (ROI) của bạn là 90%.

công thức tính roi
Công thức tính ROI được sử dụng phổ biến nhất

Công thức tính ROI đầu tiên (thu nhập ròng chia cho chi phí đầu tư) là tỷ lệ được sử dụng phổ biến nhất.

Điều quan trọng tôi muốn lưu ý đến bạn:

  • Khi một ai đó đưa ra kết luận ROI “Tốt hay xấu” hãy xem xét và yêu cầu họ làm rõ cách họ đo lường.
  • Khi bạn tìm hiểu bất kỳ công thức nào về tỷ suất lợi nhuận, cách đơn giản nhất nghĩ về công thức ROI là lấy “lợi ích” chia cho “chi phí”.

Cách tính ROI trong Marketing

Ví dụ: Giả sử một nhà đầu tư mua bất động sản A.

Giá trị tài sản với giá là 1.000.000 USD. Sau 3 năm, nhà đầu tư bán nó với giá 1.120.000 USD. Kết quả là sau ba năm, bất động sản A tăng thêm 120.000 USD.

Nếu chúng ta tuân theo công thức ROI = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí, thì lợi tức đầu tư là 12%.

(1.120.000 USD – 1.000.000 USD) / 1.000.000 USD = 0,12

Ngoài ra, để có cái nhìn thực tế về marketing và ROI, bạn nên tính đến doanh số bán hàng tự nhiên, theo công thức sau:

ROI marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị

Hoặc, doanh nghiệp muốn đánh giá ROI dài hạn trong suốt hành trình của khách hàng – làm rõ giá trị mối quan hệ khách hàng với thương hiệu. Bạn cần tính giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value), công thức áp dụng như sau:

CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)

Làm cách nào để đạt được ROI tốt trong marketing?

  • ROI tốt phụ thuộc vào khoản đầu tư. Ví dụ: Một công ty chi tiền cho một thiết bị, thì ROI tính theo năng suất. Mặt khác, đầu tư cho marketing thì tính ROI theo quá trình bán hàng. Như vậy ROI bạn mong muốn từ nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ khác với ROI từ khoản đầu tư vào một nhà máy hay thiết bị mới.
  • Double-digit ROI sẽ là rất tốt cho nếu bạn xác định ROI phần trăm. Hoặc nếu tính theo tỉ lệ, con số tốt nhất cho ROI marketing bạn cần đạt là 5:1, hãy cẩn thận nếu như ROI bạn đang ở mức 2:1.
  • Lưu ý đến nơi bạn đầu tư tiền, xem xét liệu điều đó có làm tăng lợi nhuận cho công việc kinh doanh và cho phép bạn đạt được ROI tốt và cao hơn hay không.

Song song với việc tối ưu chi phí ROI thì việc tối ưu chi phí Marketing luôn là yếu tố được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Nếu bạn đảm bảo tốt được 2 chi phí này sẽ đem lại hiệu quả tối đa về mặt doanh thu. Để tối ưu tốt chi phí Marketing các bạn có thể tham khảo Ebook Phương pháp Tối ưu Chi phí Marketing giảm xuống 3%

Cách tính ROI trong Content Marketing là gì?

Đo lường & báo cáo về chỉ số ROI Content Marketing không phải là một việc thú vị, nhưng nó là cách hiệu quả để biết được giá trị lợi nhuận của một doanh nghiệp khi đầu tư vào Content Marketing.

Có 2 bước cơ bản:

  • Bước 1: Tính toán chi phí đầu tư
  • Bước 2: Tính toán lợi nhuận thu được

Công thức tính ROI trong Content Marketing:

Cách tính ROI trong  Content Marketing
Cách tính ROI trong Content Marketing

Kết quả của công thức tính ROI trong Content Marketing được thể hiện qua 3 chỉ số:

  • Tiêu thụ Content (Awareness)
  • Tương tác với Content (Engagement)
  • Chuyển đổi (Leads, Customers)

Hầu hết các chỉ số này có thể theo dõi trong Google Analytics. Trong khi đó, lượt download, tỷ lệ mở và tỷ lệ click có thể được theo dõi thông qua phần mềm tự động hóa tiếp thị và công cụ phân tích mạng xã hội. Riêng các chỉ số chuyển đổi cần phải được bộ phận tư vấn/chăm sóc khách hàng ghi nhận lại mới có thể đánh giá chính xác.

>>> Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Phân tích chiến lược 4P trong Marketing Mix

Các cách cải thiện chỉ số ROI hiệu quả trong marketing

Bạn đã biết cách nào để có thể cải thiện được chỉ số ROI cho doanh nghiệp của mình chưa? Cùng tôi tìm hiểu một vài cách để xem có giúp bạn cải thiện được chỉ số ROI không nhé.

1. Phân bổ ngân sách phù hợp

Cách làm dễ nhìn thấy nhất đầu tiên chính là bạn cần có những khoản đầu tư một cách hợp lý cho từng chiến dịch marketing khác nhau. Bạn không cần quá máy móc trong việc phân chia các khoản đầu tư mà nên triển khai một cách có chiến lược.

Bạn có thể tham khảo một số chiến lược về phân bổ ngân sách như sau:

Các cách cải thiện chỉ số ROI hiệu quả trong marketing
Các cách cải thiện chỉ số ROI hiệu quả trong marketing

Tăng ngân sách đầu tư đối với các chiến dịch hiệu quả

Những chiến dịch đang hoạt động tốt đây là tin hiệu tích cực để bạn có thể đầu tư thêm cho những chiến dịch này và xem xét việc cắt giảm ngân sách của những chiến dịch kém hiệu quả.

Luôn luôn thử nghiệm

Qua quá trình thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo, mạng xã hội và nhiều loại nội dung khác nhau sẽ giúp bạn biết được cách làm nào sẽ mang lại hiệu quả để có thể  cải thiện chỉ số ROI.

Dự trù ngân sách 

Chuẩn bị được nguồn ngân sách dự trù tốt sẽ giúp bạn luôn chủ động ứng phó với những vấn đề bất ngờ phát sinh, hạn chế rủi ro cho chiến lược kinh doanh của bạn.

2. Quan tâm đến lợi ích của khách hàng

Nhiều doanh nghiệp khi marketing chủ yếu tập trung đi tìm kiếm khách hàng mới mà không quan tâm đến những khách hàng trung thành của mình. Nhưng trên thực tế, chính những khách hàng thân quen thường xuyên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn chiếm một phần lớn số lượng khách hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

Khác với nhóm khách hàng tiềm năng, bạn sẽ phải đầu tư nhiều chi phí marketing để có thể thu hút họ, nhưng với nhóm khách hàng trung thành, bạn chỉ việc nuôi dưỡng, chăm sóc. Đôi khi những vị khách hàng trung thành này sẽ trở thành đại sứ thương hiệu gián tiếp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn đến những người thân của họ.

Nếu bạn nuôi dưỡng được một lượng lớn khách hàng trung thành thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà vẫn có thể tăng doanh số, từ đó chỉ số ROI cũng được cải thiện.

Một số lưu ý giúp bạn mang đến cho khách hàng nhiều giá trị hơn:

  • Cung cấp trải nghiệm tuyệt vời: Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất và xây dựng mối quan hệ thân thiết, từ đó bứt phá doanh số trong các hoạt động kinh doanh.
  • Cá nhân hóa khách hàng: Khách hàng sẽ luôn cảm thấy thích thú nếu được quan tâm theo cách đặc biệt nhất. Bạn có thể gửi lời chúc mừng hay tặng quà vào ngày sinh nhật và giảm giá cho những sản phẩm mà khách hàng quan tâm.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Bạn mang đến cho khách hàng dịch vụ càng chuyên nghiệp thì khả năng khách hàng quay trở lại mua hàng của bạn trong tương lai sẽ càng cao.
  • Upsell và Cross sell: Upsell (bán thêm) và cross sell (bán chéo) là hai hình thức tuyệt vời để bạn có thể gia tăng mối quan hệ với khách hàng và cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.

3. Xác định mục tiêu chiến dịch

Trước khi triển khai một chiến dịch marketing, bạn cần hiểu rõ mục tiêu của chiến dịch là gì? Cách để đo lường mục tiêu đó như thế nào? Mục tiêu càng rõ ràng sẽ càng dễ dàng thực hiện chiến dịch hơn.

Mô hình SMART được rất nhiều người sử dụng và được xem là mô hình thiết lập mục tiêu giúp các doanh nghiệp đánh giá được tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 đặc điểm sau:

  • Specific (Cụ thể)
  • Measurable (có thể đo lường được)
  • Actionable (Tính khả thi)
  • Relevant (Sự liên quan)
  • Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

>>> Xem thêm: Mailchimp là gì? Hướng dẫn sử dụng Mailchimp cho người mới bắt đầu

Kết luận

Theo dõi Digizone để biết thêm những thông tin hữu ích khác!


CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG DIGIZONE VIỆT NAM