Recap: ”Casestudy từ Coolmate” – Mr. Lê Anh Tuấn

Học được gì từ CoolMate

TỔNG QUAN COOLMATE 2022

• 1 triệu đơn hàng/năm -> 2700 đơn/ngày
• 3 triệu sản phẩm -> 8200 sản phẩm/ngày -> 1 đơn tầm 3 sản phẩm
• 16 triệu lượt truy cập -> 43835 lượt truy cập/ngày -> 1826 lượt/giờ
• AOV tầm 300k thì 1 triệu đơn -> REV tầm hơn 300 tỷ
324236465 888205455704725 2056852591057050062 n

COOLMATE: WHY WE START

Khi xây dựng một thương hiệu hay sản phẩm gì, chúng ta phải đi từ bối cảnh thị trường và nhìn nhận xu hướng → từ đó quyết định được hướng đi riêng
Bối cảnh thị trường khi Coolmate ra đời: trong ngành thời trang, ngách đồ basic không được chú trọng. Các thương hiệu lớn tập trung vào đồ thiết kế, đồ công sở hoặc đồ có phong cách; đồ basic có bán nhưng chỉ là phụ. Tuy nhiên khi đó người Việt phải trả rất nhiều tiền cho các đồ basic ngoại nhập (ví dụ: cả triệu cho chiếc áo Nike để chạy bộ, hoặc áo Uniqlo để đi uống cafe)
Khoảng thời gian đó là 2017, giới trẻ 9x đã có xu hướng ăn mặc thoải mái. Họ chấp nhận các sản phẩm VN miễn là có chất lượng, giá cả hợp lý và cách mua sắm tiện lợi (online, được đổi trả)
Việt Nam là nước gia công thời trang cho các thương hiệu lớn, từ kỹ thuật may mặc cho tới chất liệu,… đều rất tốt. Coolmate nhận thấy về mặt chất lượng có thể sản xuất ra các món đồ cơ bản với chất lượng 70% so với UNIQLO nhưng với mức giá thấp hơn 1 nửa.
Xu hướng mua sắm tại thời điểm đó là online nên không nhất thiết phải mở cửa hàng online mà có thể bán trên sàn, website để tiếp cận khách hàng

COOLMATE: BÁN CHO AI (CUSTOMER SEGMENT)

Segment: nam, sinh viên, dân công sở, thu nhập từ 7tr (mức phổ biến) đến 20tr (mức đủ sống)
Nhu cầu: các sản phẩm cơ bản không cần thiết kế, chất liệu tốt, phong cách hợp thời và bán giá tốt so với hàng ngoại nhập. Thực tế ai cũng muốn có 1 vài chiếc áo hàng hiệu để mặc các dịp quan trọng nhưng mặc hàng ngày thì cần giá vừa phải thôi
→ Giá: 200k đổ lại (sau khuyến mãi là 150k). Mua càng nhiều càng rẻ. Đây là mức giá “không cần phải nghĩ” với người có thu nhập tầm 10tr
→ Có thương hiệu: được nhiều người chọn mua, xuất hiện trên truyền thông – để không đến nỗi mặc thứ vô danh
→ Có nguyên bộ để lựa chọn cho đỡ phải nghĩ

COOLMATE: BÁN GIÁ TRỊ GÌ (PRODUCT VALUE)

• Công dụng: quần áo mặc đi làm, đi chơi, thể dục, ở nhà…những nhu cầu này chiếm tới 50% sử dụng (và không nhất thiết phải là đồ có tên tuổi)
• Cảm tính: thể hiện cá tính, đẳng cấp và niềm tin. Ví dụ người mặc đồ basic là người sống mạnh khỏe, thoải mái, năng động
• Giải quyết vấn đề: chuyện mặc gì, phối đồ tưởng đơn giản nhưng mất thời gian và không dễ. Tiết kiệm được thời gian đó sẽ làm việc gì cũng nhanh gọn và hiệu quả hơn. Ngoài ra, chiếc áo có phong cách và thương hiệu tạo ra sự kết nối với xã hội tốt hơn, và đem lại thành công cao hơn

LÀM SAO ĐỂ TẠO RA GIÁ TRỊ ĐÓ (CAM KẾT):

• Năng lực hiểu Khách hàng: dựa vào quan sát & khảo sát trên facebook, sàn, cộng đồng và nói chuyện trực tiếp
• Năng lực nắm bắt trend: dù đồ basic thì vẫn có nhiều trend khác nhau (kiểu dáng, chất liệu, nhu cầu…)
• Năng lực sản xuất: không phải trực tiếp sản xuất mà là khả năng tìm kiếm, đánh giá, phối hợp với xưởng và quản lý được chất lượng đầu ra
• Năng lực vận hành: làm sao bán giá thấp, số lượng lớn mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận
• Năng lực marketing: bán quần áo không phải chỉ bán việc ăn mặc mà là bán lifestyle và lòng tự hào
Những năng lực này không có từ đầu nhưng cần liệt kê để phát triển dần. Càng nhiều năng lực càng thành công

NẾU KHÔNG CÓ QUÁ NHIỀU KHÁC BIỆT VỀ LÝ TÍNH, HÃY ĐÁNH VÀO CẢM TÍNH

• Vấn đề: Áo basic vốn được xem là đồ rẻ tiền và không được dùng ở các sự kiện trang trọng. Các thương hiệu nước ngoài: Uniqlo, Zara cũng có dòng áo này nhưng giá cao
• Cảm xúc: đưa các dòng áo basic vào cuộc sống, với rất nhiều KOL và Idol mặc, trong rất nhiều sự kiện → trở thành lựa chọn thoải mái, lịch sự cho giới trẻ. Mặc chiếc áo Coolmate như cởi bỏ được những áp lực hoặc khoảng cách để bắt đầu thành công
Còn các phần chia sẻ tiếp theo…
By Huan Vo  VIETNAM MARKET RESEARCH x MARKET REPORT COMMUNITY