Giải thích về CPC trong marketing chi tiết nhất năm 2022

Giải thích về CPC trong marketing chi tiết nhất năm 2022

CPC có thể được hiểu là chi phí được tính trên những cái click chuột của người dùng, và CPC cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy đọc bài viết nhé!

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Việc quảng cáo trên Internet là điều tất yếu. CPC là một thuật ngữ rất phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo trên Internet. Vậy, nếu bạn cũng đang tìm hiểu về quảng cáo nói chung và CPC nói riêng, thì hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

CPC trong marketing là gì?

Cụm từ CPC là cụm từ được viết tắt bởi cụm từ “Cost Per Click”, đây là một cụm từ tiếng anh rất thông dụng trong ngành Marketing nói chung và mảng Digital Marketing nói riêng. Đối với nghĩa tiếng việt, đây được hiểu như là chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào. Đây là một trong những hình thức quảng cáo tính phí của Google, những người quảng cáo sẽ thanh toán chi phí cho Google dựa trên số lần mà khách hàng bấm hoặc click vào quảng cáo. Mỗi lần người dùng trên Internet click vào mẫu quảng cáo, nó thể hiện một phần là họ đang quan tâm đến các dịch vụ hoặc sản phẩm đang được quảng cáo. Nếu những người dùng này chỉ nhìn vào quảng cáo nhưng không click vào thì người quảng cáo sẽ không bị mất phí. Đây là một điều rất có lợi cho các nhà quảng cáo bởi vì các quảng cáo của họ sẽ được Google hiển thị miễn phí, những người sử dụng Internet có thể thấy nó và người quảng cáo thì không cần tốn một khoản tiền cho việc này.
Cũng bởi vì có lợi ích như thế nên hình thức quảng cáo này được rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng. Lựa chọn hình thức quảng cáo này được xem như một bước đi rất khôn ngoan của các doanh nghiệp khi làm quảng cáo. Ngoài ra, hình thức quảng cáo CPC này còn cho phép những người quảng cáo tự do lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu dựa trên các tiêu chí khác nhau, điển hình như là vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính. Điều này cho phép các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mục tiêu và tiếp cận họ nhanh hơn và dễ dàng hơn.

CPC là gì
CPC là gì

Cách để tính CPC

Đã nhắc về thuật ngữ CPC thì không thể nào thiếu được công thức tính CPC. Công thức này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn tại sao lai có mức giá như vậy.

Cách tính CPC
Cách tính CPC

Trong đó
CPC: Cost Per Click – đây là số tiền mà nhà quảng cáo phải trả cho Google khi có một người nào đó click vào mẫu quảng cáo.
Competitor Adrank: Là thứ hạng quảng cáo. Đây cũng là thứ tự vị trí mà quảng cáo sẽ xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm từ khóa.
Your Quality Score: Là điểm chất lượng của mẫu quảng cáo. Điểm số này được Google đánh giá theo tiêu chí SEO với nội dung quảng cáo có chứa keyword mà mẫu quảng cáo đang chạy hay không.

Tầm quan trọng của chỉ số CPC

CPC không chỉ là thuật ngữ mà nó còn được xem như chỉ số rất quan trọng trong quảng cáo để đánh giá chất lượng quảng cáo, nguyên nhân là vì chi phí mà nhà quảng cáo phải trả sẽ được tính dựa trên số lượt nhấp chuột vào mẫu quảng cáo. Nếu người dùng trên Internet nhấp chuột càng nhiều thì chi phí mà các nhà quảng cáo phải trả cho Google sẽ càng cao. Khi mà chỉ số CPC quá cao, chắc chắn sẽ không đạt được nhiều lợi tức đầu tư tốt.

Tầm quan trọng của chỉ số CPC
Tầm quan trọng của chỉ số CPC

Ưu điểm và nhược điểm của CPC

1. Ưu điểm

CPC giúp các doanh nghiệp khi chạy quảng cáo có thể tối ưu ngân sách vì có thể ước chừng số lượng tiền bỏ ra khi bắt đầu chạy chiến dịch.
Ưu điểm tiếp theo của CPC là nhà quảng cáo có thể tự do lựa chọn khách hàng mục tiêu. Ưu điểm của CPC này có thể giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời nó có thể hướng đến đúng đối tượng mục tiêu mà nhà quảng cáo mong muốn. Bởi vì nếu mẫu quảng cáo xuất hiện trên công cụ của những người dùng không có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp, họ nhấp vào thì doanh nghiệp sẽ vừa tốn tiền quảng cáo nhưng lại không bán được sản phẩm hoặc dịch vụ nào.
Ưu điểm thứ ba của CPC là quảng cáo sẽ hiển thị giúp người dùng nhớ tới doanh nghiệp mà doanh nghiệp không phải mất tiền nếu người dùng Internet không click vào. Doanh nghệp chỉ mất tiền khi người dùng click vào quảng cáo để mua sản phẩm hoặc tìm hiểu.
Ưu điểm cuối cùng là CPC sẽ giúp chủ động lựa chọn thông điệp cho mẫu quảng cáo theo mục đích chi tiết như: Làm thương hiệu, tăng doanh thu, tăng cuộc gọi hay thu hút khách hàng tiềm năng.

Ưu điểm của CPC
Ưu điểm của CPC

2. Nhược điểm

Mỗi lần click vào quảng cáo thì phải trả tiền cho nên các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những tình huống như là các đối thủ sẽ tận dụng điều này để gây tốn nhiều chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp.
Quảng cáo CPC là hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện này và nó được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quảng cáo nên để có được những từ khoá ra doanh thu hay những từ khóa được tìm nhiều nhất, các doanh nghiệp sẽ phải trả một mức chi phí quảng cáo cao hơn cho Google để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Doanh nghiệp sẽ không thể kiểm soát hay xác định được số lần nhấn vào quảng cáo mà chỉ có thể tối ưu được các mẫu quảng cáo.

Nhược điểm của CPC
Nhược điểm của CPC

Xem thêm: Bí quyết triển khai Digital Marketing cho doanh nghiệp Startup

Có thể thấy được rằng, CPC – Cost Per Click là hình thức quảng cáo có rất nhiều ưu điểm mà các tiếp thị gia nên cân nhắc sử dụng cho doanh nghiệp của mình. Nếu tận dụng tốt CPC, nó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều. Thông qua bài viết này, Digizone hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về CPC và hãy tiếp tục xem những kiến thức khác có liên quan trên website của Digizone Việt Nam nhé!