Content mapping là thuật ngữ phổ viển được nhắc đến thường xuyên trong Marketing. Đối với người làm Marketing, Content mapping có vai trò gì? Cùng Digizone tìm hiểu qua những chia sẻ sau.
Content mapping là gì?
Content Mapping hay lập bản đồ nội dung là khái niệm mang tính hành động từ khái niệm gốc ban đầu content map (bản đồ nội dung).
Content Mapping là quá trình xây dựng nội dung hướng đến người mua ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng (cũng có thể gọi là vòng đời mua sắm của khách hàng).
Mỗi phần trong bản đồ nội dung được thiết kế nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người mua tại một thời điểm nhất định trong hành trình của họ với mục tiêu cuối cùng là hướng họ đến với các quyết định mua hàng.
Bản đồ nội dung đóng vai trò hỗ trợ khách hàng trong hành trình của họ, tạo ra các trải nghiệm được cá nhân hóa và gắn kết hơn.
Khi nói đến khái niệm nội dung, có một sự thật là rất hiếm khi thương hiệu có một nội dung phù hợp cho tất cả mọi người ở cá thời điểm khác nhau.
Do đó, để đảm bảo rằng nội dung của thương hiệu mang lại hiệu quả trong việc xây dựng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, bạn cần phải cung cấp các nội dung phù hợp và liên quan đến đúng người, vào đúng thời điểm.
Lập bản đồ nội dung là chiến thuật để bạn thực hiện điều này.
Khi lập bản đồ nội dung, thương hiệu sẽ nhắm mục tiêu đến chân dung người mua (buyer personas), chính là đặc điểm của những người sẽ tiêu thụ nội dung và mua hàng của thương hiệu và giai đoạn của họ trong hành trình khám phá thương hiệu (Lifecycle Stages).
Content là gì?
Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.
Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Content map là gì?
Content Map hay bản đồ nội dung là một bản kế hoạch được xây dựng nhằm mục tiêu phân phối hay truyền tải đúng nội dung (content) đến đúng người vào đúng thời điểm.
Chiến thuật content mapping theo đó sẽ tính toán đến các đặc điểm của người dùng, những người sẽ “tiêu thụ” nội dung của thương hiệu cũng như các giai đoạn trong hành trình mua hàng của họ.
>>> Xem thêm: Giới Thiệu Tổng Quan Và Hướng Dẫn Cách Tạo Tài Khoản Google Ads
Tầm quan trọng của Content mapping đối với người làm Marketing
Content mapping làm tăng lượng truy cập cho website
Khi doanh nghiệp của bạn triển khai các chiến dịch SEO, Google Adwords,… Content sẽ thu hút người dùng đến với website của bạn, giúp bạn tiếp cận nhiều hơn tới khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ mua sản phẩm, dịch vụ của mình.
Cụ thể hơn, một chiến lược Content Mapping hiệu quả cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng. Và khi nhận ra rằng website của bạn là giải pháp thông tin hiệu quả, họ sẽ truy cập nhiều hơn mỗi khi có nhu cầu. Và dĩ nhiên, khi ấy người được lợi chính là doanh nghiệp.
Ngoài ra xây dựng một nội dung Content hay, ấn tượng, cũng sẽ giúp bạn đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) làm tăng điểm chất lượng của Website, giúp Website của bạn lên top nhanh hơn hiệu quả hơn, đặc biệt là tiết kiệm được một nguồn ngân sách vô cùng lớn.
Content mapping giúp chỉ số ROI của doanh nghiệp cao hơn
Trường hợp bạn là người mới bước chân vào kinh doanh, với ngân sách có hạn, không thể đầu tư vào những quảng cáo truyền thống đắt tiền. Và quan trọng hơn, để nổi bật giữa hàng ngàn quảng cáo xuất hiện mỗi ngày là điều không dễ dàng. Đó là lý do doanh nghiệp cần content marketing trong chiến lược tiếp thị của mình khi ngân sách và nguồn lực hạn chế.
Một điều quan trọng nữa, content mapping là chiến lược lâu dài giúp doanh nghiệp nhỏ phát triển bền vững. Trong khi quảng cáo có thể thu hút khách hàng một cách nhanh chóng, thì dùng content làm marketing sẽ giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả hơn.
Vậy, chỉ số ROI thì liên quan gì tới content mapping?
Lượt mua hàng càng cao, lợi nhuận ròng cao hơn tổng chi phí, rõ ràng lúc này, chỉ số ROI khá hấp dẫn.
Sản xuất nội dung nhất quán tăng lưu lượng truy cập trang web, kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ chuyển đổi. Một chiến lược chuyển đổi tốt sẽ tạo leads chất lượng. Tiếp thị nội dung được xây dựng và phát triển xuyên suốt hành trình của người mua, cung cấp thông tin giá trị cho từng chu kỳ. Bằng cách này, quá trình biến đổi từ khách truy cập trang web > khách hàng tiềm năng > khách hàng dễ dàng xảy ra.
Content mapping gây dựng lòng tin cho khách hàng
Nếu bạn là một doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường hay bạn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ đang muốn quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình rộng rãi đến thị trường khách hàng tiềm năng thì Content Mapping là một phương thức hiệu quả giúp bạn dễ dàng thực hiện điều đó. Bạn có thể sáng tạo ra những nội dung thú vị khiến khách hàng bị thu hút và họ sẽ chú ý tới thương hiệu của mình.
Hơn thế nữa, vấn nạn thật giả lẫn lộn ngày tăng cao, việc khách hàng cân nhắc về độ uy tín của dịch vụ và sản phẩm bạn cung cấp là có. Thật may, một trong những lợi ích mà bạn nhận được từ việc tạo và sản xuất nội dung chất lượng chính là gây dựng niềm tin cho khách hàng.
Content càng có ích, số lượng nội dung bạn cung cấp càng nhiều, chứng tỏ bạn là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Xuất bản nội dung thông qua các trang thứ ba như mạng xã hội Facebook, Twitter,…hoặc chia sẻ nội dung với những người có ảnh hưởng cũng là cách tạo niềm tin cho khách hàng online. Và khách hàng sẵn sàng tìm đến chuyên gia để giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp phải.
Content mapping giúp doanh nghiệp tăng doanh số
Khi bạn sáng tạo ra một content hay, ấn tượng, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, thì cơ hội chốt được đơn hàng sẽ vô cùng lớn. Họ hài lòng về thông tin của sản phẩm. Họ hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi. Họ tin tưởng vì sản phẩm thuộc thương hiệu lớn hoặc họ hứng thú với những thông tin hữu ích mà sản phẩm mang lại.
Sau khi thoả mãn họ có thể từ người truy cập bình thường trở thành khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: CPC là gì? Có nên đặt giá thầu CPC trong quảng cáo Google Ads
Yếu tố quan trọng của Content mapping
Chân dung người mua
Chân dung người mua là tất cả những đặc điểm dùng để mô tả về khách hàng lý tưởng của thương hiệu (main/key/ideal customers).
Nó giúp người làm marketing thấu hiểu khách hàng (và khách hàng tiềm năng) của mình tốt hơn và giúp họ dễ dàng điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu, hành vi cũng như các mối quan tâm cụ thể của các nhóm người dùng khác nhau.
Những chân dung khách hàng có nhiều ý nghĩa nhất và đúng đắn nhất là các chân dung dựa trên các nghiên cứu thị trường cũng như những hiểu biết sâu sắc (insights) mà các marketer đã thu thập được từ các tệp khách hàng cụ thể của họ.
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, họ có thể có ít nhất một hoặc hai chân dung khác nhau, hoặc thậm chí là nhiều hơn nhiều.
Hành trình của khách hàng
Chân dung khách hàng mà thương hiệu sử dụng để nhắm mục tiêu thông qua nội dung chỉ là một nửa của quá trình lập bản đồ nội dung.
Ngoài việc thương hiệu cần biết khách hàng là ai, họ thích gì, họ cũng cần biết khách hàng hiện đang ở đâu trong chu kỳ mua hàng hay hành trình khám phá thương hiệu. Đây chính là lúc khái niệm Lifecycle Stages ra đời.
Có nhiều mô hình và giai đoạn khác nhau liên quan đến hành trình khám phá, chu kỳ mua hàng hay hành trình của khách hàng. Dưới đây là 3 giai đoạn cơ bản của khách hàng trong hành trình của họ.
- Nhận biết (Brand Awareness): Trong giai đoạn nhận biết, một người dùng về cơ bản đã nhận ra các vấn đề (problems) và cơ hội của họ.
- Cân nhắc (Consideration): Trong giai đoạn cân nhắc, họ đã xác định rõ ràng và đặt tên cho các vấn đề hay cơ hội của họ.
- Quyết định (Decision): Trong giai đoạn ra quyết định, người dùng đã xác định được chiến lược, phương pháp hoặc cách tiếp cận giải pháp của họ.
Bằng cách kết hợp chân dung khách hàng với các giai đoạn trong vòng đời khám phá của họ, người làm marketing thực sự có thể thấu hiểu các phân khúc cụ thể của đối tượng mục tiêu và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng phân khúc đó.
Bạn có thể tham khảo mẫu content mapping bên dưới từ HubSpot.
Bằng cách thấu hiểu Content Mapping, bạn sẽ có nhiều hơn một phương thức để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội dung của khách hàng.
Theo dõi Digizone để cập nhật những tin tức hữu ích khác!
Digizone Việt Nam
- Mã số thuế: 0316774225
- Trụ sở chính: 50/17 Trường Sơn, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Cơ sở đào tạo: Số 5 Cửu Long, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 9149 928