AB Testing là gì? Khái niệm và quy trình thực hiện A/B Testing

AB Testing là gì? Quy trình thực hiện A/B Testing như thế nào? Cùng Digizone tìm hiểu ngay nhé!

AB Testing là gì?

A/B testing còn được biết đến với tên gọi khác là split testing. Đây là một ứng dụng test hiệu quả công việc dựa trên hai phiên bản (A và B).

Quy trình này sẽ tiến hành so sánh trong một môi trường/tình huống thì phiên bản nào sẽ hiệu quả hơn. Phiên bản hiệu quả hơn sẽ dùng để quảng cáo online.

A/B Testing có thể dùng để test mọi thứ. Từ một hình banner cho đến các trang web hoặc các mẫu quảng cáo, email, CTA kêu gọi hành động…

AB Testing là gì?
AB Testing là gì?

>>> Xem thêm: 8 cách tiết kiệm chi phí trong Digital Marketing

Vai trò của AB Testing đối với doanh nghiệp

AB Testing được coi như là một giải pháp để giải quyết các vấn đề dựa trên dữ liệu bằng đo lường thống kê. Điều này cho phép các công ty có thông tin tốt hơn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến chiến lược marketing, trang web hay ứng dụng.

  • Đối với website: Chúng ta có thể thử nghiệm 2 phiên bản giao diện website khác nhau để tìm ra giao diện mà thu hút người sử dụng hơn. Hai phiên bản đó nên khác nhau ở cách bố trí nội dung, vị trí đặt các button điều hướng, các hình ảnh, …..
  • Đối với email marketing: Bạn có thể làm A/B Testing để xác định được ngày nào trong tuần tỉ lệ mở email cao nhất, gửi thời gian nào trong ngày là tốt nhất cho nội dung của bạn, tiêu đề email nào sẽ mang lại tỉ lệ mở email cao hơn?…Hiện nay hầu hết các tool gửi email marketing như MailChimp, BenchmarkEmail, đều có tính năng cho phép A/B testing.
  • Đối với quảng cáo và bán hàng: Trong mảng online, A/B Testing thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các mẫu quảng cáo khác nhau. Việc tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên bằng cách test các lựa chọn khác nhau sẽ giúp bạn liên tục cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi và giúp quảng cáo chạy ngày càng hiệu quả hơn.
  • Đối với ứng dụng di động: Về mặt kỹ thuật thì để tiến hành A/B Testing, phiên bản ứng dụng cần được cập nhật, được duyệt bởi AppStore hay Google Play rồi mới đến với người dùng do đó tốn nhiều thời gian hơn. Chính vì vậy, việc tiến hành test thường gặp khó khăn hơn bởi người dùng không phải ai cũng sẽ cập nhật ngay phiên bản mới và trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động hoàn toàn khác so với trên web.
Vai trò của A/B Testing đối với doanh nghiệp
Vai trò của A/B Testing đối với doanh nghiệp

AB Testing cho phép các cá nhân, nhóm và doanh nghiệp thực hiện những thay đổi thận trọng cho trải nghiệm người dùng (user experience) trong khi thu thập những dữ liệu cho kết quả.

Cách tiếp theo chính là gia tăng conversion rate để cùng với một số lượng khách đã sẵn có, họ sẽ tạo ra một lượng conversion tốt hơn. Và AB testing sẽ giúp bạn thực hiện được điều thứ hai này bằng phương thức cho phép cải thiện sự hiệu quả của những tiến trình đang làm cho dù đó có là việc phát triển web, xây  dựng ứng dụng, bán hàng hay quảng cáo.

>>> Xem thêm: 5+ xu hướng marketing B2B nổi bật năm 2022

Quy trình thực hiện AB Testing

Có nhiều cách triển khai a/b testing khác nhau nhưng cách hiệu quả nhất khi triển khai quy trình A/B Testing là gì? Dưới đây là quy trình AB Testing mẫu bạn có thể sử dụng để bắt đầu cuộc thử nghiệm:

Bước 1: Thu thập data

Việc thu thập và phân tích dữ liệu sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn từ tổng quan đến sắc nét hơn về vấn đề mà bạn cần bắt đầu tối ưu hoá. Từ đó, nó có thể giúp bạn bắt đầu với các nơi có lượng truy cập cao của website, email marketing hoặc một ứng dụng. Điều này sẽ giúp bạn thu thập dự liệu một cách nhanh hơn.

Rồi từ đó hãy bắt đầu vào việc tìm kiếm những trang có tỷ lên chuyển đổi thấp hoặc tỷ lệ thoát trang cao (drop-off). Và bắt tay vào cải thiện các trang ấy đầu tiên.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Đây là bước tiếp theo rất quang trọng. Bởi lẽ xác định đúng mục tiêu chuyển đổi của bạn sẽ cơ sở số liệu; mà bạn sẽ sử dụng để xác định xem biến thể bạn đang thực hiện A/B Testing có thành công hơn phiên bản gốc hay không.

Mục tiêu ở đây có thể là bất cứ thứ gì bao gồm:

  • Những cú click vào nút
  • Liên kết đến website bán hàng.
  • Title của email marketing.
Quy trình thực hiện A/B Testing
Quy trình thực hiện A/B Testing

Bước 3: Tạo ra giả thuyết để thực hiện A/B Testing

Một khi đã xác định được mục tiêu cụ thể, bạn có thể tạo ra các giả thuyết và ý tưởng cho A/B Testing. Hãy bắt đầu với những câu hỏi và trả lời lý do tại sao bạn nghĩ rằng biến thể sẽ tốt hơn phiên bản hiện tại.

Một khi bạn lên được một danh sách các ý tưởng, hãy sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên của chúng tác động dự án ​​và cũng như độ khó khi thực hiện chúng.

Bước 4: Tạo các biến thể cho AB Testing

Để tạo ra các biến thể cho split testing bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau. DPS có thể kể tên một số các công cụ được sử dụng phổ biến sau để bạn có thể xem xét và sử dụng:

  • Google Analytics
  • ClickTale
  • Optimizely
  • EyeQuant
  • CrazyEgg

Bạn có thể sử dụng một trong nhữn ứng dụng trên để giúp bạn thực hiện các thay đổi theo ý muốn đối với một thành phần nào đó của website hoặc là trải nghiệm ứng dụng di động của bạn. Điều này có thể chỉ đơn giản là:

  • Sự thay đổi màu của một nút CTA – tỷ lên nhấp
  • Hoán đổi thứ tự các thành phần trên trang hoặc thay đổi bố cục của website.
  • Ẩn các thành phần điều hướng hoặc có thể hoàn toàn tùy chỉnh một thành phần nào đó.

Những công cụ AB Testing “tối tân” có trình chỉnh sửa trực quan. Chúng sẽ giúp bạn thực hiện một cách dễ dàng những thay đổi này. Hãy luôn đảm bảo cuộc thử nghiệm AB hoạt động đúng như những mong đợi của bạn.

Bước 5: Chạy thử nghiệm

Bước này khá dễ dàng nhỉ! Bạn có thể bắt đầu thử nghiệm và chờ người dùng truy cập vào website hay ứng dụng!

Trong bước này, người truy cập vào website hay ứng dụng của bạn sẽ được chỉ định ngẫu nhiên để kiểm soát hoặc thay đổi trải nghiệm của bạn.

Quá trình tương tác của họ với từng trải nghiệm sẽ được đo lường, tính toán và cuối cùng là so sánh để xác định cách thức cho từng hoạt động.

Bước 6: Phân tích kết quả của A/B Testing

Khi cuộc thử nghiệm của bạn kết thúc thì đã đến lúc bạn sẽ phân tích kết quả.

A/B Testing của bạn sẽ trích xuất ra dữ liệu từ những thử nghiệm. Nó sẽ cho bạn thấy sự khác biệt giữa cách hai phiên bản website đang hoạt động. Và bạn xem xét có hay không sự khác biệt đáng kể nào về mặt thống kê?

Trong trường hợp biến thể đã thành công thì xin chúc mừng bạn! Từ đó, bạn có thể rút ra các bài học từ thử nghiệm và áp dụng chúng trên các trang khác của website không. Ngoài ra bạn cũng nên xem xét việc tiếp tục lặp lại các thử nghiệm để cải thiện kết quả hay nên dừng lại.

Trong trường hợp cuộc thử nghiệm của bạn không mang lại kết quả hoặc tạo ra kết quả âm hoặc thì cũng đừng lo lắng. Bạn hãy xem thử nghiệm đó như một kinh nghiệm. Và hãy học tập và tiếp tục tạo ra giả thuyết mới để bạn có thể thực hiện cuộc thử nghiệm khác.

Lưu ý khi thực hiện A/B Testing

Những việc nên làm khi thực hiện A/B Testing

  • Biết điểm dừng để đưa ra quyết định chứ không phải kéo dài quá lâu cuộc thử nghiệm.
  • Nên tạo sự đồng nhất để biết người dùng thích trải nghiệm biến thể nào hơn.
  • Nên thử nghiệm nhiều lần để có được kết quả chính xác.
  • Nên thực hiện A/B testing cho mobile và desktop riêng biệt. Hai hệ tìm kiếm này hoạt động khác nhau nên sẽ cho traffic khi A/B testing từ mobile và desktop khác nhau.

Những việc không nên làm khi thực hiện A/B Testing

  • A/B testing của 2 biến thể phải được tiến hành song song, cùng thời gian. Khi sai lệch về thời gian thực hiện thì không nên so sánh 2 phiên bản A và B với nhau.
  • Không nên kết luận quá sớm với kết quả. Sau khi chạy thử nghiệm hay phân tích báo cáo, xử lý thông tin và thực hiện trong thời gian test lý tưởng. Kết luận khi mới test 1 lần hoặc test trong 1 đến 2 ngày kết quả này sẽ không chính xác.
  • AB testing nên tiến hành ở những khách hàng tiềm năng mới. Nếu là khách hàng cũ họ sẽ thấy ngạc nhiên, đặc biệt là sau thử nghiệm chưa chắc chắn bạn sẽ dùng đến biến thể này.
  • Đừng để linh cảm chi phối kết quả bạn đã thử nghiệm AB testing. Kết quả là bằng chứng cụ thể, tinh lọc và đã được thu thập thông tin từ một quá trình dài.

>>> Xem thêm: 10 cách giúp chiến lược tiếp thị của thương hiệu phù hợp với người dùng

Kết luận

Theo dõi Digizone để cập nhật tin tức hữu ích!


Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam