Vai trò của Influencer

Influencer là gì? 7 Xu hướng Influencer tại Việt Nam

Khi ngành công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bảo, các Influencer là những người có ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp thị, marketing của nhiều nhãn hàng. Những người đại diện này thường có sức ảnh hưởng khá lớn đối với một cộng đồng nhât định, từ đó ảnh hưởng đến hành vi của “fan” – những người theo dõi họ.

Influencer là gì? Xu hướng Influencer tại Việt Nam bao gồm những gì? Cùng Digizone tìm hiểu chi tiết qua chia sẻ dưới đây.

Influencer là gì?

Influencer Marketing có thể được hiểu là tiếp thị người có ảnh hưởng, khái niệm đề cập đến các cách thức sử dụng Influencer, tức những người có ảnh hưởng vào các hoạt động Marketing (tiếp thị) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu.

Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Influencer là gì?
Influencer là gì?

Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Influencer đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.

Theo Statista, thị trường Influencer Marketing có giá trị khoảng 13.8 tỷ USD vào năm 2021 và tốc độ tăng trưởng hàng năm (YoY) khoảng 40%, tức vào năm 2022, con số này ước tính sẽ chạm mốc khoảng gần 20 tỷ USD.

Vai trò của Influencer

Tuỳ vào từng kiểu Influencer khác nhau hay mục tiêu của thương hiệu khi sử dụng Influencer Marketing là gì mà các giá trị mang lại có thể khác nhau, dưới đây là những giá trị chính mà nó có thể mang lại cho thương hiệu hay doanh nghiệp.

Xây dựng nhận thức thương hiệu

Một trong những giá trị rõ ràng nhất mà các chiến dịch Influencer Marketing có thể mang lại cho thương hiệu đó là xây dựng nhận thức thương hiệu.

Thông qua các tệp đối tượng mục tiêu rộng lớn của những người có ảnh hưởng, các thương hiệu có thể truyền tải những thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả hơn, giúp họ biết và tìm hiểu hơn về thương hiệu.

Xây dựng lòng trung thành hay mức độ tin tưởng với thương hiệu

Về bản chất, mặc dù những nội dung được các Influencer chia sẻ gắn liền với yếu tố thương hiệu, tuy nhiên, vì nó được chia sẻ bởi một người có ảnh hưởng, nó cũng có phần phản ánh giá trị của người có ảnh hưởng.

Vì các nhóm đối tượng mục tiêu tin tưởng người có ảnh hưởng, họ cũng có xu hướng tin những gì mà người đó chia sẻ.

Từ góc nhìn này, nếu thương hiệu có thể kết hợp được giá trị của thương hiệu với người có ảnh hưởng, khách hàng sẽ tin tưởng thương hiệu (và cả người có ảnh hưởng) nhiều hơn.

Vai trò của Influencer
Vai trò của Influencer

Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng

Khi phần lớn các chiến dịch Influencer Marketing đều có thể giúp thương hiệu tiếp cận rộng hơn đến một nhóm đối tượng lớn hơn, về lâu dài doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên.

Đặc biệt, nếu thương hiệu chọn các Influencer nhỏ hơn (Micro Influencer/Nano Influener…) trong chiến lược marketing của mình, doanh số bán hàng có thể tích cực hơn khi những Influencer này thường có mức độ tương tác sâu hơn với người theo dõi họ.

Xu hướng Influencer tại Việt Nam

1. Short Video 

Sự bùng nổ mang tên “TikTok” đã mang lại sự phát triển cho nội dung video dạng ngắn. Thậm chí, đến cả Facebook, Instagram và YouTube cũng phải cải tiến và thêm định dạng này vào nền tảng của mình.

Video dạng ngắn có ROI cao nhất so với bất kỳ chiến lược truyền thông xã hội nào và 30% nhà tiếp thị truyền thông xã hội có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào đây.

Nhiều influencer cũng cảm thấy thoải mái khi làm việc với định dạng này bởi họ không cần phải set up máy quay chỉn chu, thêm thắt nhiều nội dung như trước.

Xu hướng Influencer tại Việt Nam
Xu hướng Influencer tại Việt Nam

Do đó, cộng tác với họ để quảng bá sản phẩm có thể sẽ giúp nhận diện và gắn kết thương hiệu. Với nhiều nền tảng hiện có khả năng chia sẻ video dạng ngắn, việc đăng chéo trên tất cả các nền tảng cũng giúp bạn không tốn quá nhiều thời gian để tạo nội dung cho người xem trên các nền tảng đó.

2. Authenticity Wins

Ngày nay, mọi người có xu hướng thích các nội dung mang tính chân thật nhiều hơn là các nội dung quá chỉn chu, gây cho họ cảm giác không thực tế.

Do đó, việc tìm kiếm người có ảnh hưởng phù hợp để cộng tác là điều cần thiết để họ có thể kết nối với khán giả của bạn. Trước khi quyết định hợp tác với ai, hãy xem qua các nội dung hiện có của họ và xem danh tiếng của họ như thế nào, nó có phù hợp với các giá trị thương hiệu của bạn hay không.

Trước khi bắt đầu hợp tác, hãy đảm bảo người có ảnh hưởng thích và tin tưởng vào thương hiệu của bạn và có thể khiến khán giả cũng tin tưởng vào thương hiệu của bạn.

Thay vì tìm kiếm sự hoàn hảo, hãy tìm kiếm những người có ảnh hưởng thúc đẩy mối quan hệ chân thực hơn với khán giả của họ.

3. Go Small, Not Big

Khi lựa chọn influencer để hợp tác, bạn phải hiểu rằng, những người có lượt follow cao chưa chắc nội dung mà họ tạo ra cũng sẽ có lượt tương tác cao.

Do đó, cách tiếp cận tốt hơn sẽ là tham gia vào những người có ảnh hưởng nano (dưới 1.000 người theo dõi) hoặc vi mô (từ 1.000 đến 100.000 người theo dõi). Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có ảnh hưởng nano và vi mô có ROI cao nhất trong tất cả các cấp người có ảnh hưởng.

Những người có ảnh hưởng ở quy mô nhỏ có mức độ tương tác tốt hơn với khán giả của họ và giúp bạn nhắm mục tiêu đến nhiều đối tượng thích hợp hơn. Cộng tác với một influencer nhỏ có quan hệ tốt với cộng đồng mà thương hiệu của bạn nhắm đến sẽ giúp thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu và giữ chân khách hàng.

Một lợi ích bổ sung khi làm việc với những người có ảnh hưởng nano hoặc vi mô nữa đó chính là họ có thể có giá cả phải chăng hơn một người có ảnh hưởng lớn. Với khả năng chi trả của họ, có lẽ bạn có thể tìm kiếm nhiều người có ảnh hưởng hơn là chỉ một người, điều này cũng sẽ giúp tiếp cận với lượng khán giả lớn hơn.

4. Livestream

Livestream là phương thức marketing chưa bao giờ hết hot đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành hàng F&B và FMCG.

Luồng trực tiếp là cơ hội tốt để khán giả của các influencer khám phá thương hiệu của bạn, cho dù bằng vị trí bình thường hay bằng các bài đánh giá, trình diễn hoặc phỏng vấn do người có ảnh hưởng thực hiện. Điều này cũng cho phép khán giả tương tác với người có ảnh hưởng và đặt câu hỏi mà họ có thể thắc mắc về thương hiệu của bạn, từ đó tạo ra sự tương tác cao hơn và nhận thức về thương hiệu tốt hơn.

4. Livestream
4. Livestream

5. Tận dụng tối đa UGC

Theo Forbes, hiện nay có hơn 86% thương hiệu sử dụng nội dung do người dùng tạo (UGC) như một phần trong chiến lược tiếp thị của họ.

Với số lượng kênh và nền tảng ngày càng tăng, việc tạo ra nội dung chính hãng cho từng kênh ngày càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế mà UGC đã trở thành một cách hợp lý hơn để tạo ra nhiều nội dung cho người xem.

Đây cũng là một cách để các thương hiệu khai thác các kênh mà họ không có nhiều chỗ đứng.

5. Tận dụng tối đa UGC
5. Tận dụng tối đa UGC

6. Influencer Marketing và Affiliate Marketing

Influencer Marketing và Affiliate Marketing là hai hoạt động có mối quan hệ khá gần gũi với nhau. Cả hai hoạt động này đều được triển khai dưới hình thức: một bên thứ 3 tiến hành quảng cáo, kêu gọi mọi người xem và mua sản phẩm từ phía thương hiệu mà  công ty cung cấp.

Các Influencer có thể giới thiệu cho người hâm mộ của họ đến với các sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, không chỉ doanh nghiệp mà các Affiliater đã quyết định hợp tác với Influencer để quảng bá sản phẩm tới cộng đồng fan hâm mộ nhiệt tình của Influencer.

Cùng với đó, nhiều Influencer cũng chọn lựa hoạt động affiliate độc lập bởi những lợi ích tiềm năng mà nó mang lại.

6. Influencer Marketing và Affiliate Marketing
6. Influencer Marketing và Affiliate Marketing

7. Bùng nổ content trên Social Platform

Công nghệ thông tin phát triển kéo theo nhu cầu về không gian để những nền tảng mạng xã hội mới phát triển. Và đó cũng chính là lý do khiến cho content trên social platform trở nên ngày càng bùng nổ.

Điều này được thể hiện rõ ở Tiktok- một ứng dụng giải trí đã nhanh chóng gặt hái được nhiều kỷ lục mới trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch bùng nổ vừa qua.

Chứng kiến được tốc độ tăng tốc của Tiktok, nhiều Influencer ngay lập tức theo kịp xu hướng, nhanh chóng kéo một lượng quảng cáo đông đảo và  một lượng lớn người theo dõi  về với Tiktok.

7. Bùng nổ content trên Social Platform
7. Bùng nổ content trên Social Platform

>>> Xem thêm: Reach là gì? Tầm quan trọng của reach trong quảng cáo

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những nội dung về Influencer và 7 xu hướng Influencer tại Việt Nam. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của Digizone. Cùng cập nhật những tin tức mới mỗi ngày trên website Digizone bạn nhé!


Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam