Chạy quảng cáo Google Shopping và phương pháp theo dõi, tối ưu chiến dịch hiệu quả

Chạy quảng cáo Google Shopping là cách mà doanh nghiệp sử dụng để đưa sản phẩm/dịch vụ của mình tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.Chạy quảng cáo Google Shopping được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộngChạy quảng cáo Google Shopping được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng

Với sự cạnh tranh trên môi trường trực tuyến ngày càng lớn thì việc làm sao để sản phẩm tiếp cận được với khách hàng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Và chạy quảng cáo Google Shopping đã và đang trở thành giải pháp tối ưu được rất nhiều Marketers lựa chọn. Tuy nhiên làm thế nào để đạt được hiệu quả trong các chiến dịch quảng cáo này? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm để có được lượt hiển thị cao hơn đối thủ và tăng tỷ lệ chốt đơn với Google Shopping.

1. Tối ưu chất lượng nguồn cung cấp dữ liệu Merchant Center

1.1. Tại sao cần cung cấp dữ liệu chất lượng cao?

Ngày nay, với số lượng dữ liệu ngày càng nhiều đến từ các doanh nghiệp, lượng thông tin cung cấp và tiếp cận đến khách hàng tăng nhanh chóng. Do đó chất lượng của dữ liệu càng được quan tâm. Người đọc sẽ có chọn lọc trong việc thu nhận thông tin phù hợp với mục đích của họ. Vì vậy, nếu bạn muốn thu hút mọi người quan tâm và chú ý đến sản phẩm của bạn, thúc đẩy việc ra quyết định nhanh hơn thì cần cung cấp thông tin dữ liệu sản phẩm chính xác và chất lượng cao.

Việc tối ưu hóa cung cấp dữ liệu sẽ giúp cho các quảng cáo của bạn được hiển thị với các truy vấn tìm kiếm phù hợp. Từ đó, tỷ lệ nhấp chuột của của người mua cũng tăng lên nhờ đúng được với nhu cầu của họ. Ngoài ra, việc quản lý sản phẩm cũng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn khi chạy quảng cáo Google Shopping.

Khách hàng hiện nay có xu hướng chọn lọc thông tin vô cùng kỹ lưỡng
Khách hàng hiện nay có xu hướng chọn lọc thông tin vô cùng kỹ lưỡng

Một cách để đảm bảo dữ liệu thu hút để đem đến trải nghiệm mua sắm thuận lợi đó là đảm bảo quảng cáo Google Shopping và trang Web hiển thị những thông tin giống nhau. Điều đó làm cho khách hàng tin tưởng hơn về lượng thông tin mà họ được cung cấp.

1.2. Cung cấp dữ liệu chính xác và toàn diện

Hiện nay, người tiêu dùng đã có sẵn mục tiêu cụ thể trước khi tiếp xúc với các quảng cáo trên Google Shopping. Vì vậy, nội dung quảng cáo mua sắm cần phải có thông tin cập nhật và chính xác về sản phẩm của bạn để hiển thị đến đối tượng khách hàng phù hợp.

Để đảm bảo việc cung cấp dữ liệu chính xác và toàn diện, hãy gửi tất cả các thuộc tính bắt buộc trong phần đặc tả dữ liệu sản phẩm áp dụng cho sản phẩm của bạn. Những thông tin này là nền tảng để tiến hành chạy quảng cáo và chắc chắn rằng chúng thể hiện đúng và đầy đủ về sản phẩm. Hãy đảm bảo nhiều thuộc tính được đề xuất nhất có thể. Việc này sẽ tăng cơ hội hiển thị sản phẩm của bạn với các cụm tìm kiếm có liên quan nhất.

Ngoài ra, sản phẩm/dịch vụ và thông tin cung cấp cần đáp ứng đúng với các yêu cầu của Chính sách quảng cáo Google Shopping. Vì Google có thể tạm ngưng việc quảng cáo nếu doanh nghiệp không đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra.

1.3. Cung cấp dữ liệu cập nhật

Một người khi truy cập vào trang Website của bạn từ một trong các quảng cáo mua sắm thì điều mà họ quan tâm nhất sẽ là thông tin về giá trạng thái còn hàng. Và khi thông tin của Google Shopping và Website không trùng khớp sẽ khiến khách hàng cảm thấy thất vọng và có ấn tượng không tốt về thương hiệu. Và quan trọng là Google sẽ thường xuyên kiểm tra dữ liệu trên Website có trùng khớp với thông tin chạy quảng cáo Google Shopping hay không. Nếu không thì các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị gỡ bỏ khỏi Google mua sắm.

Vì vậy, bạn hãy đồng nhất thông tin sản phẩm trên cả Website và Google Shopping để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Một số mẹo cho bạn tham khảo để cung cấp dữ liệu cập nhật

  • Tạo nguồn cung cấp dữ liệu nhanh chóng với thông tin mới nhất, ví dụ như về giá cả và trạng thái sản phẩm.
  • Gửi nguồn cung cấp dữ liệu đến Google Shopping cùng lúc với thời điểm cập nhật trên Website. Điều đó giúp đồng nhất về thông tin để khách hàng nắm bắt kịp thời.
  • Bật tính năng tự động cập nhật sản phẩm. Điều này làm giảm nguy cơ tạm ngưng tài khoản khi thông tin về giá và trạng thái sản phẩm không khớp nhau. Nó tạm thời ngăn không để mặt hàng của bạn bị loại bỏ bằng cách trích xuất dữ liệu mới nhất từ trang Web của bạn
  • Nếu bạn sử dụng nguồn cấp dữ liệu từ bên thứ ba, hãy xử lý nó trước và ngay lập tức tải lên Google Shopping càng sớm càng tốt.
  • Nếu bạn đã thiết lập tính năng tìm nạp theo lịch cho tài khoản Merchant Center, hãy khớp thời điểm tìm nạp với thời điểm cập nhật thường xuyên của Website.
  • Sử dụng Content API cho Mua sắm để gửi thông tin mới nhất về giá và trạng thái của sản phẩm cho Google. Cập nhật sẽ diễn ra ngay khi thông tin của sản phẩm thay đổi trong hệ thống.

1.4. Cung cấp dữ liệu có thể xác minh

Khi tiến hành cấu trúc trang Web để cho phép xác minh nhanh dữ liệu sản phẩm. Đồng thời giảm nguy cơ mặt hàng bị loại bỏ và tạm ngưng tài khoản. Bạn có thể tiến hành theo các phương pháp sau:

  • Cung cấp thông tin sản phẩm quan trọng trong phản hồi HTTP. Bạn có thể gửi thông tin về giá và trạng thái còn hàng trực tiếp trong đây để xác minh dữ liệu nhanh hơn.
  • Sử dụng vết đánh dấu dữ liệu có cấu trúc nhằm hiển thị giá và trạng thái còn hàng chính xác.
  • Chỉ hiển thị giá cuối cùng trên trang của sản phẩm.

2. Theo dõi dữ liệu từ trang Nhóm sản phẩm

Bạn có thể tạo các nhóm sản phẩm bằng cách sử dụng những thuộc tính thu được từ dữ liệu sản phẩm có sẵn trong Google Shopping. Sau đó đặt giá thầu cho các nhóm này. Việc kiểm tra xem nhóm sản phẩm của mình đang hoạt động như thế nào tại trang Nhóm sản phẩm cũng rất dễ dàng.

Tại đây, bạn có thể biết được về chi phí cho mỗi lần nhấp chuột tối đa (CPC tối đa), số lần hiển thị, chỉ số chuyển đổi, tỷ lệ nhấp (CTR), tỷ lệ nhấp điểm chuẩn (CTR), chi phí mỗi nhấp chuột tối đa điểm chuẩn (CPC tối đa), tỷ lệ hiển thị, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ hiển thị hàng đầu tuyệt đối, mẫu theo dõi, thông số tùy chỉnh, % được nhấp chuột, % đang hoạt động, % sẵn sàng để phân phối, sản phẩm được gửi, sản phẩm được chấp thuận, sản phẩm đang hoạt động, sản phẩm sẵn sàng để phân phối.

Theo dõi dữ liệu từ trang Nhóm sản phẩm
Theo dõi dữ liệu từ trang Nhóm sản phẩm

3. Theo dõi dữ liệu từ trang Sản phẩm

Trang Sản phẩm để biết được hiệu suất của từng sản phẩm trong chiến dịch chạy quảng cáo. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát thông tin từ sản phẩm cụ thể như thương hiệu, ID người bán, loại sản phẩm, danh mục, trạng thái của sản phẩm, ID mục, tiêu đề, kênh, kênh độc quyền, thương hiệu, giá, điều kiện, ngôn ngữ, nhãn tùy chỉnh, số lần hiển thị, nhấp chuột, giá mỗi lần nhấp chuột trung bình, chi phí mỗi lần nhấp chuột tối đa hiệu dụng, chỉ số chuyển đổi, tỷ lệ hiển thị hàng đầu tuyệt đối.

4. Sử dụng Báo cáo đã được xác định trước

Trong trang Báo cáo xác định trước bạn sẽ biết được báo cáo hiệu suất tùy chỉnh ở bất kỳ chi tiết nào theo bất kỳ tham số mà bạn đã chọn. Trang này bao gồm danh mục, loại sản phẩm, ID mặt hàng, thương hiệu, ID cửa hàng, kênh, tỷ lệ nhấp điểm chuẩn, kênh độc quyền, chi phí mỗi lần nhấp chuột tối đa điểm chuẩn, tỷ lệ hiển thị, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ hiển thị hàng đầu tuyệt đối.

5. Sử dụng báo cáo của Thông tin chi tiết về phiên đấu giá

Báo cáo các thông tin chi tiết của phiên đấu giá giúp cho việc so sánh hiệu quả hoạt động chạy quảng cáo của mình với các nhà quảng cáo khác trong cùng phiên đấu giá. Những thông tin này giúp cho việc đưa ra quyết định liên quan đến chiến lược đặt giá thầu và lập ngân sách cho những lần tiếp theo sao cho phù hợp. Báo cáo này cũng cho biết quảng cáo nào hoạt động hiệu quả nhất và quảng cáo nào cần phải cải thiện.

6. Sử dụng trình mô phỏng đấu giá

Bạn muốn tăng hoặc giảm giá thầu cho chiến dịch mua sắm nhưng không biết chắc mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi này sẽ tác động như thế nào đến hiệu suất? Trình mô phỏng đấu giá sẽ xác định rõ cách các giá thầu của nhóm sản phẩm khác nhau sẽ ảnh hưởng thế nào đến lượng truy cập.

Việc này được xác định bằng cách ước tính kết quả chạy quảng cáo trong 7 ngày trước đó nếu bạn đã đặt các giá thầu khác nhau. Giúp cho việc dự tính số tiền của giá thầu mang lại với ngân sách mà bạn có. Sau đó, áp dụng giá thầu mới vào Nhóm sản phẩm hoặc trên tất cả phân mục của nhóm sản phẩm.

Một phiên đấu giá sẽ được mô phỏng
Một phiên đấu giá sẽ được mô phỏng

7. Thêm từ khóa phủ định

Thêm từ khóa phủ định góp phần tối ưu chi phí quảng cáo
Thêm từ khóa phủ định góp phần tối ưu chi phí quảng cáo

Đây là loại từ khóa để ngăn một từ hoặc cụm từ kích hoạt quảng cáo của bạn. Quảng cáo sẽ không được hiển thị với bất kỳ ai đang tìm kiếm cụm từ đó. Điều này sẽ tập trung vào những từ khóa có ý nghĩa với đối tượng khách hàng mục tiêu. Đặt từ khóa phủ định trong chiến dịch chạy quảng cáo Google Shopping để bạn không phải trả tiền cho những lần nhấp chuột không liên quan.

8. Tối ưu đánh giá sản phẩm

Google cho phép hiển thị số sao và lượng đánh giá sản phẩm trên quảng cáo Google Shopping. Xếp hạng sao này sẽ được Google tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như Website của bạn, đánh giá của người dùng hoặc từ bên thứ 3.

Bạn có thể cài đặt hiển thị này trên mẫu quảng cáo nếu như sản phẩm đang chạy quảng cáo nhận được những đánh giá tích cực từ phía khách hàng. Phần xếp hạng sao này không chỉ làm cho quảng cáo trở nên nổi bật mà còn tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi Click để chọn mua sản phẩm.

Có thể tăng lượt đánh giá sản phẩm trên Website bằng cách gửi Email mời khách hàng xếp hạng sao cho những sản phẩm mà họ đã mua. Để kích thích khách hàng đánh giá sản phẩm, bạn có thể tặng món quà nhỏ.

>>> Xem thêm: Các bước tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google trên Mobile

9. Tổng kết

Trên đây là những cách để bạn theo dõi được các chiến dịch chạy quảng cáo của mình. Từ đó đề ra được các phương pháp trong việc tối ưu chiến dịch. Bạn có thể áp dụng ngay cho Google Shopping của mình và kiểm tra kết quả mà nó mang lại.