Landing page là gì? 5 bước thiết kế Landing page hiệu quả

Khác với Website, nơi chứa toàn bộ thông tin của một doanh nghiệp, Landing page là một phần đơn lẻ, được thiết kế để cung cấp thông tin về một chủ đề cụ thể nào đó. Để tìm hiểu Landing page là gì và các bước thiết kế Landing page, mời quý đọc giả cùng theo dõi những nội dung sau của Digizone.

Landing page là gì?

Nói theo cách hiểu thông thường, Landing Page là một trang có giao diện, nội dung và tên miền gần giống như một trang web bình thường. Tuy nhiên nó đơn giản hơn và chỉ tập trung vào một nội dung nhất định (VD: Chương trình khai trương cửa hàng của nhãn hàng X, giới thiệu sản phẩm mới của nhãn hàng Y, Sự kiện Z danh cho các doanh nhân trẻ…) và thậm chí cũng có một số giao diện Landing Page chỉ gói gọn nội dung trong 1 trang duy nhất.

Vì vậy theo thuật ngữ chuyên ngành, Landing Page còn có một tên gọi khác nữa đó là trang đích (trang mục tiêu) và mục tiêu chính của nó là thu hút lượt xem, lượt click, hay kích thích hành vi mua hàng của người dùng thông qua các tác vụ kêu gọi xuất hiện trong Landing Page như điền form, click mua hàng, đăng kí nhận thông tin…

Landing page là gì?
Landing page là gì?

Thông qua thiết kế Landing Page, người dùng sẽ tiếp nhận được khá nhiều thông tin (đa phần là các thông tin mới cập nhật) và đây cũng là một con đường để kéo người dùng vào xem website chính của bạn. Lấy ví dụ, trang thương mại điện tử Tiki hay làm các trang Landing Page sự kiện mua sách “Giờ vàng” với những đầu sách hot, sau khi “dạo chơi” trong Landing Page một vòng khách hàng sẽ dần có ấn tượng và lần sau khi có nhu cầu mua hàng, họ sẽ truy cập vào trang web chính thức của doanh nghiệp đó.

Các loại Landing page cơ bản

Về cơ bản, có 6 loại landing page, mỗi loại mang lại một tác dụng riêng biệt:

1. Landing page thu thập thông tin khách hàng (Lead generation landing page)

Mục đích của trang này là để thuyết phục khách hàng để lại thông tin của họ thông qua một biểu mẫu. Thông thường, biểu mẫu sẽ khuyến khích khách hàng điền họ tên, email, số điện thoại, thu thập,… và luôn đi kèm với trao đổi lợi ích khách hàng. Chẳng hạn quà tăng, tư vấn miễn phí hoặc các mã giảm giá.

2. Landing page chuyển đổi (Click-through landing page)

Landing Page chuyển đổi thường được sử dụng như một trang trung gian giữa các kênh quảng cáo và trang mua hàng hoặc đăng ký trên website của bạn. Mục đích của trang này là để cung cấp thêm thông tin và những lợi ích của sản phẩm một cách xúc tích và thuyết phục nhất. Từ đó sẽ khiến người truy cập quyết định mua hàng nhanh hơn.

3. Landing page thu thập khách hàng tiềm năng (Squeeze landing page)

Mục đích duy nhất của landing page thu thập khách hàng tiềm năng là để lưu lại địa chỉ email. Đây là một chiến thuật rất hiệu quả để tạo được nguồn dữ liệu email khổng lồ. Người truy cập được yêu cầu cung cấp email trước khi tiếp tục vào trang web.

Các loại Landing page cơ bản
Các loại Landing page cơ bản

4. Splash landing page

Splash landing page là một trang giới thiệu chào khách hàng trước khi họ truy cập vào website. Nó thường được dùng để thu hút sự chú ý của khách truy cập vào các thông tin cần thiết. Ví dụ như bản tin mới nhất hoặc một cảnh báo. Tuy nhiên sử dụng trang này có thể gây khó chịu cho người dùng.

5. Landing page bán hàng (Sales landing page)

Trang này được xây dựng để thúc đẩy chuyển đổi. Nó thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay bằng cách cung cấp tất cả thông tin mà khách hàng có thể cần khi mua hàng. Những trang này có 2 loại: dạng ngắn và dạng dài. Landing page dạng ngắn thường dành cho những sản phẩm rẻ hơn và sử dụng một nút CTA duy nhất. Landing page dạng dài hữu ích khi bán những sản phẩm và dịch vụ phức tạp hơn. Vì những sản phẩm này khách hàng đòi hỏi nhiều minh chứng và thông tin. Trang dạng dài thường có 2 nút CTA – một ở đầu trang và một ở cuối trang.

6. Landing Page giới thiệu (Pitch landing page)

Pitch landing page thường được dùng để giới thiệu một sản phẩm, công ty hoặc doanh nghiệp… và làm nổi bật lợi ích của nó. Loại trang này ít quan tâm đến khách hàng tiềm năng hơn. Thay vào đó nó tập trung vào việc làm sao để người đọc nhớ đến và hiểu rõ hơn về sản phẩm được giới thiệu.

Phân biệt Landing page và Website

Trên thực tế, Landing page là một phần của Website. Do đó, việc so sánh hai khái niệm này có vẻ như không hợp lý lắm. Tuy nhiên, dù là một phần của trang Web, Landing page vẫn có một số điểm khác biệt với Website như sau:

Landing page Website
Khái niệm Landing page hay còn gọi là trang đích, là nơi mà chủ doanh nghiệp mong muốn điều hướng khách hàng đến. Website là tập hợp tất cả các trang web. Website như một cuốn sách chứa tất cả các câu chuyện mà doanh nghiệp bạn kể cho khách hàng.

Website bao gồm có cả landing page trong đó.

Mục đích sử dụng – Mang tất cả thông tin đến người dùng.

– Kết nối toàn cầu, không bị bó buộc địa lý.

Thu hút sự chú ý.

– Lấy thông tin về khách hàng tiềm năng, hoặc bán hàng.

– Làm phần tiếp theo của quảng cáo.

Vai trò của Landing page đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, Landing page mang đến một số lợi ích có thể kể đến như:

Giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng

Landing page giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành vi, sự quan tâm của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể đón đầu sở thích và tạo ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng nhất. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của bạn trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Tạo ra các quảng cáo hấp dẫn

Người dùng có thể tạo ra các thông tin quảng cáo, giảm giá cho sản phẩm trên landing page. Hình ảnh sản phẩm bắt mắt, thông tin quảng cáo hấp dẫn sẽ thúc đẩy khách hàng quan tâm hơn đến sản phẩm, dịch vụ và có mong muốn mua sắm.

Vai trò của Landing page đối với doanh nghiệp
Vai trò của Landing page đối với doanh nghiệp

Thúc đẩy phát triển thương hiệu

Một doanh nghiệp chú trọng vào kinh doanh trực tuyến phụ thuộc nhiều ở khả năng tương tác. Landing page được chạy trên các trang quảng cáo sẽ thu hút một lượng lớn click chuột. Từ đó, số lượng người chú ý và biết đến thương hiệu của doanh nghiệp tăng đáng kể.

Nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đủ tốt thì khách hàng sẽ quay lại. Lần này có thể họ đã nhớ đến doanh nghiệp của bạn và trở thành một khách hàng giá trị. Điều này chứng tỏ bạn đã có được thương hiệu phát triển đủ mạnh.

Tăng tỷ lệ khách hàng chuyển đổi

Tỷ lệ khách hàng chuyển đổi là tỷ lệ giữa khách truy cập vào landing page và lượng khách đã có của doanh nghiệp. Tỷ lệ này tăng đồng nghĩa với doanh thu tăng. Doanh nghiệp có thể tạo ra được lợi nhuận tối ưu cũng như ngày một phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Gia tăng sự hiểu biết của khách hàng đối với doanh nghiệp

Một trang landing page với chức năng chính là giới thiệu doanh nghiệp thì những người truy cập vào trang có thể có được cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp đó. Từ ấn tượng ban đầu đến chú ý, quan tâm, thu hút và hành động là một chặng đường nhất quán.

Như vậy là các bạn đã hiểu được landing page là gì cũng như vai trò của landing page qua bài viết này. Nếu bạn đang có kế hoạch cho một sản phẩm hay dịch vụ mới của doanh nghiệp mình thì nên mạnh dạn thử ngay landing page. Nó thực sự là một công cụ hữu ích cho công việc và cuộc sống hiện đại.

Các bước thiết kế Landing page

Các bước thiết kế Landing page
Các bước thiết kế Landing page

Để thiết kế một Landing page, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

1. Lên ý tưởng và chuẩn bị nội dung để tạo landing page phù hợp

Việc lên ý tưởng để thiết kế một landing page hoàn hảo là bước rất quan trọng. Có nhiều ý tưởng để chúng ta tạo một landing page thu hút khán giả.

Đầu tiên, bạn hãy xác định bạn làm landing page với mục đích gì. Đa số các bạn sẽ trả lời rằng:” Đương nhiên là bán sản phẩm rồi”. Đúng nhưng chưa đủ. Điều mà tôi thực sự mong muốn các bạn đó chính là phải hiểu mục đích làm landing page để phục vụ ai. Landing page mà toàn trình bày sản phẩm, công dụng, tính năng….thì nói thật với bạn, bây giờ nó sẽ không hiệu quả nữa. Để bạn lên 1 ý tưởng tạo landing page chất, đó chính là bạn phải:

  • Thấu hiểu được khách hàng tiềm năng của bạn.
  •  Chuẩn bị nội dung trước khi chúng ta thiết kế landing page:
+ Hình ảnh và video liên quan đến sản phẩm cần bán: Có thể là hình ảnh trước và sau, video của KOL, video review của người nổi tiếng, video của chính bản thân bạn.
+ Liệt kê các vấn đề cảm tính và lý tính của khách hàng.
+ Chuẩn bị các dụng cụ phụ trợ để tạo landing page: máy tính bàn hoặc laptop, bút, giấy để bạn ghi chép lại…
  • Và bước tiếp theo, bạn lựa chọn một số cấu trúc layout để chúng ta lựa chọn cách landing page phù hợp.

2. Lên Layout bố cục cho landing page của bạn

Trong quá trình kinh doanh online chúng tôi đã thử nghiệm rất nhiều dạng landing page giúp chúng tôi có lượng chuyển đổi rất cao. Một số dạng Landing page có độ chuyển đổi rất cao như sau:

2.1. Dạng landing page theo cấu trúc AIDAChúng ta cùng khám phá cấu trúc landing page dạng AIDA:

  • A (ATTENTION): Tiêu đề trên landing page phải thu hút người đọc và đánh đúng vấn đề của khách hàng.
  • I (INTEREST): Khơi dậy sự hứng thú cho khách hàng và nội dung, hình ảnh, video nhằm giúp khách hàng nhận ra mình cần có giải pháp tuyệt vời như này.
  • D (DESIRE): Nội dung, hình ảnh, video… tạo nên sự mong muốn, thúc đẩy khách hàng sở hữu giải pháp của bạn.
  • A (ACTION): Trên Landing Page phải có các nút kêu gọi hành động như: ĐẶT HÀNG NGAY, MUA NGAY, NHẬN ƯU ĐÃI,… hoặc bạn phải bố trí đặt các Form để khách hàng đăng ký tư vấn.
2.2. Dạng landing page Storytelling

Dạng landing page này tôi rất thích và chính những câu chuyện thú vị của bạn lại chạm được vào cảm xúc của khách hàng. Bạn cần luyện ky năng viết câu chuyện. Để luyện viết được những câu chuyện thì bạn cần phải trau dồi kiến thức và đọc sách thật nhiều và xem phim để tăng chỉ số cảm xúc EQ lên cao.

Bạn có thể tìm kiếm nhiều mẫu landing page dạng storytelling trên Google nhé.

2.3. Dạng landing page 4W+1H

Dạng landing page này thường trình bày luôn giải pháp, công dụng, lợi ích của sản phẩm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ dạng 4W+1H này nhé.

  • W(WHAT): Bạn bán sản phẩm gì. Dạng này bạn giới thiệu luôn sản phẩm cho khách hàng.
  • W(WHO): Sản phẩm này bạn muốn bán cho ai. Bạn trình bày rõ ràng sản phẩm này dành cho đối tượng khách hàng nào.
  • W(WHY): Tại sao phải mua sản phẩm của bạn mà không phải mua sản phẩm của người khác. Bạn cần làm rõ vấn đề này cho khách hàng thấy rõ được điểm khác biệt sản phẩm của bạn so với sản phẩm của người khác. Bạn cũng nhớ xem lại 7 câu hỏi thấu hiểu khách hàng để bạn nắm chắc phần này nhé.
  • W(WHEN): Khi nào nên mua sản phẩm của bạn. Trong phần này, bạn cần viết thật rõ ràng các chương trình ưu đãi, quà tặng nếu có. Đặc biệt, bạn nên cho sự khan hiếm vào để thúc đẩy khách hàng mua hàng ngay bây giờ.
  • H(HOW): Làm thế nào để mua được sản phẩm của bạn. Bạn cũng bày binh, bố trận sao cho khách hàng bấm vào nút mua ngay, hoặc điền vào form đặt hàng.

3. Viết nội dung cho Landing Page

Sau khi chọn lựa bố cục của Landing Page thì bạn bắt đầu viết trước. Một số quy trình tôi thường làm trước khi tôi viết một landing page bán hàng. Tôi sẽ trích dẫn 2 bước quan trọng từ giáo trình đào tạo Content Marketing, để giúp các bạn tham khảo.

  • Viết nháp: Đây là bước bắt buộc nhé bạn. Viết ra nháp trước, bạn có thể kiểm soát được nội dung mình viết và bạn biết được cảm xúc của khách hàng sẽ dừng lại ở đoạn nào.
  • Biên tập: Bạn đã viết nháp xong ở bước trên. Đến bước này là bạn kiểm tra lại lỗi chính tả, kiểm tra các nội dung bố trí đã phù hợp chưa. Ví dụ: Câu tiêu đề đã thu hút chưa và lời kêu gọi hành động đã thúc đẩy khách hàng chưa,…

4. Thiết kế Landing Page đẹp thu hút và chuẩn SEO

Một Landing Page hút người đọc, tỉ lệ chuyển đổi cao. Bên cạnh đó, tôi mong muốn bạn thiết kế ra 1 landing page chuẩn SEO, có nghĩa là khách hàng họ tìm kiếm vấn đề trên Google thì Landing page của anh chị sẽ lên Top.

Một số người mới tìm hiểu đến bước này sẽ bị hoang mang. Không biết bắt đầu thiết kế landing page từ đâu. Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước cơ bản nhé.

  • Lựa chọn Hosting và tên miền phục vụ cho việc tạo Landing Page;
  • Cài đặt Plugin để tạo Landing Page tốt nhất;
  • Cách sử dụng Plguin Buider để thiết kế Landing Page đẹp;
  • Tham khảo thêm Plguin Buider thiết kế Landing Page chuyển đổi cao.

5. Xuất bản Landing Page của bạn

Sau khi bạn đã hoàn thiện xong việc thiết kế và chèn nội dung lên Landing Page của mình thì bạn xuất bản để hoàn thiện Landing page nhé.

Khâu quan trọng nhất trước khi xuất bản, đó là bạn hãy kiểm tra lại một lần nữa các lỗi chính tả và kiểm tra các nút kêu gọi hành động và các Form đăng ký tư vấn, xem có hoạt động hay không nhé.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Landing page và các bước thiết kế một Landing page hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong quá trình thiết kế Landing page, xin vui lòng liên hệ với Digizone để tìm hiểu thêm.


Công Ty TNHH Truyền Thông Digizone Việt Nam